HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ NĂM HỌC 2023 – 2024

Lượt xem:

Đọc bài viết

Học tập trải nghiệm thực tế là một phương pháp giáo dục đề cao tính trải nghiệm của học sinh, thường được áp dụng thông qua các hoạt động thực tế hướng tới những điều thân thuộc, gần gũi với học sinh. Có thể hiểu trải nghiệm thực tế là hoạt động giúp học sinh trải nghiệm những điều nhỏ nhất, từ những thứ bình thường xung quanh học sinh, trong nhà trường, gia đình, hoặc những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống hàng ngày mà các em cảm nhận được. Hoạt động học tập trải nghiệm thực tế tham quan, dã ngoại là hoạt động khám phá, tìm hiểu về một địa danh, hoặc một vùng đất cùng những yếu tố liên quan đến địa danh, vùng đất đó. Bên cạnh đó, hoạt động tham quan, dã ngoại cũng là một cách để gắn kết tập thể, giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, kỹ năng mềm và nâng cao tầm hiểu biết.

Từ mục đích đó, ngày 20/4/2024 thầy trò trường THCS Đinh Bộ Lĩnh đã có chuyến tham qua, học tập trải nghiệm khu Nhà đày Buôn Ma Thuật, bảo tàng tỉnh Đắk Lắk và khu duc lịch sinh thái Suối Ong Thành phố Buôn Ma Thuật. Nhà đày Buôn Ma Thuột (nay là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột) một địa danh lịch sử, nơi lưu giữ những trang sử bi thương nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân đế quốc, nơi khắc đậm dấu ấn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đồng thời là điểm tham quan, học tập lịch sử bổ ích cho học sinh, sinh viên, một địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng.

Với quy mô đó, Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là một trong những bảo tàng lớn, hiện đại của cả nước. Bảo tàng có khoảng 1.000 hiện vật và hình ảnh, được tổ chức thành 3 không gian trưng bày chính (đa dạng sinh học, văn hóa dân tộc và lịch sử). Công tác trưng bày trong bảo tàng thể hiện những quan niệm bảo tàng học tiên tiến và phương pháp trưng bày hiện đại.

Đặc biệt, Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk là một trong những bảo tàng đi tiên phong trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiếu số bản địa trong việc trưng bày. Bên cạnh tiếng Việt, Pháp và Anh, Bảo tàng còn sử dụng ngôn ngữ Ê đê và cả ngôn ngữ các dân tộc khác trong tên gọi những hiện vật của chính họ. Bảo tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk được hoàn thành là một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa-xã hội của tỉnh, thể hiện sinh động chính sách dân tộc và sự quan tâm đến mục tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

Điểm đến cuối cùng trong chuyên hành trình học tập, trải nghiệm là khu du lịch Suối Ong, những điều đã tạo nên sức hút ở khu du lịch này không thể không kể đến cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng khuôn viên rộng rãi và thoáng mát. Cùng với cái tên Suối Ong, nhà thiết kế đã lấy chủ đề về “Ong” xuyên suốt trong các ngóc ngách từ các ô trưng bày mật ong đến các khu vui chơi giải trí. Đặc biệt, tại đây hội tụ đủ các địa điểm giải trí như: các khu nhà 3D, khu hồ bơi, núi đá nhân tạo, hồ cá Koi,… Tất cả đều mang đến những tiếng cười và niềm vui cho các em sau những ngày nắng nóng, học tập căng thẳng mệt mỏi.

Qua chuyến tham quan, trải nghiệm thực tế đã giúp các em học sinh khám phá thế giới xung quanh mình, giúp các em hiểu biết thêm về văn hoá của các dân tộc khác nhau ở Việt Nam, góp phần bồi dưỡng tình yêu đất nước, văn hoá các dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. Đồng thời qua buổi tham quan, trải nghiệm các em còn được rèn luyện các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp,… Giúp các em chuẩn bị hành trang vào cuộc sống sau này.

Sau đây là một số hình ảnh chuyến tham quan, học tập, trải nghiệm của các em học sinh nhà trường